Pages

Powered by Blogger.

Sunday, May 3, 2015

Những điểm du lịch tại Đà Nẵng


Bãi Biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê nằm trong dải các bãi biển được tạp chí Forbes bình chọn là bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bãi tắm có chiều dài khoảng chừng 900m, là một trong số các bãi tắm nhộn nhịp nhất của Đà Nẵng. Với vị trí thuận lợi ở gần trung tâm thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp với đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi.


Nằm ven bãi tắm, có hàng chục hàng quán với đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư…, giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng du khách.


Bán Đảo Sơn Trà 
Bán đảo Sơn Trà thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Du Lịch Đà Nẵng , cách trung tâm thành phố 13km. Bán đảo Sơn Trà có các bãi biển đẹp gần như còn nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng mịn, sạch và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.



Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía nam bán đảo). Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ. Dưới các bãi biển này là các rặng san hô lớn và tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch lặn. Hiện nay, thành phố đang đầu tư tại đây khu du lịch Bãi Bụt với những ngôi nhà nghỉ trên sườn núi, ven biển; các loại hình du lịch lặn, và trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm hải dương học đồng thời phát triển thành một khu du lịch lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.


Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam.

Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.

Chùa Linh Ứng 

Chùa linh ứng tự Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú,chùa Linh Ứng-Bãi Bụt trên bán đảo Sơn Trà vừa được khánh thành không những được xem là một công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà còn là nơi hội tụ của linh khí đất trời và lòng người.

Chùa Linh Ứng-Bãi Bụt tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Đông bao la, xa xa bên tả là đảo Cù lao Chàm án ngự, phía hữu là ngọn Hải Vân ngăn che với dòng Hàn giang hiền hòa thơ mộng. Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, bằng lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian.
Có thể nói, chùa Linh Ứng-Bãi Bụt được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của thành phố - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này, ngôi chùa đã trở thành nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, đồng thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lịch Đà Nẵng hướng tâm linh hấp dẫn, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người.

Khu Du Lịch Bà Nà - Núi Chúa

Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa thuộc địa phận huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía tây. Nằm ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình thành phố Đà Nẵng, vịnh Vũng Thùng với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn uốn quanh những cánh đồng trù phú, Cù Lao Chàm giữa nhấp nhô sóng biếc...Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc hiếm nơi nào có được.

Để lên được đỉnh Bà Nà, du khách phải vượt qua 15km đường quanh co, uốn lượn. Địa hình nơi đây bằng phẳng như một cao nguyên thu nhỏ. Du khách đến du lịch Bà Nà không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Vào những ngày trời quang mây tạnh, du khách có thể thu gọn trong tầm mắt cả một vùng không gian rộng lớn

Thành Điện Hải 

Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Lối Vào Cửa Đông Thành

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860.Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn.
Súng Thần Công Thành Điện Hải

Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch. Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Đình Làng Đại Nam 

Đình làng Nại Nam được xây dựng năm 1905 từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng. Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay đình làng Nại Nam thuộc khu vực Cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng (đường 2/9).
Vào thời gian năm 1946, đình Nại Nam nằm trong làng Hòa Bình (thuộc phạm vi xã Nại Nam). Làng Hoà Bình lúc bấy giờ là nơi cư trú của bà con có quê ở Hoá Sơn và Khuê Trung. Đến năm 1949, làng Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng và được đổi tên thành khu Nam trực thuộc thành phố Đà Nẵng (tách khỏi huyện Hoà Vang). Khu Nam gồm có làng Nại Nam, Hòa Bình, Khuê Trung và một phần của xã Liên Trì.

Đìng Làng Nại Nam Đà Nẵng

Hiện nay, Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, Đà Nẵng nhận chăm sóc di tích lịch sử Đình làng Nại Nam. Trường đã tổ chức các hoạt động “Hành trình về cội nguồn” trong những dịp Lễ, tổ chức cho học sinh dâng hương tại đình, chăm sóc cây cối và vệ sinh đình….

Bảo Tàng Nghệ Thuật Chăm Pa

Bảo tàng nghệ thuật Chăm Pa nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng, Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa, thu hút nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng đến thăm quan.
Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ðấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc. Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15 theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".

No comments:

Post a Comment