Pages

Powered by Blogger.

Wednesday, May 6, 2015

Sống tốt mỗi ngày

.
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"

Trong cuộc sống, mỗi ngày được sống thì chúng ta phải sống sao cho có ý nghĩa và vui vẻ"...Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui..."
Để được như vây, chúng ta cần thỏa mãn các đam mê, sở thích lành mạnh của bản thân. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động. Luôn lạc quan yêu đời và luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

Tập thể dục hoặc chọn một môn thể thao phù hợp với bản thân để tạo cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn để làm việc hiệu quả và yêu đời hơn.

Luôn yêu cuộc sống với những điều đơn giản xung quanh ta như nụ cười của em bé hay một buổi sáng bầu trời trong xanh đầy nắng.

Yêu thương những người thân, bạn bè bằng cả lời nói và hành động khi có thể. Cuộc đời ngắn và hãy trân trọng những phút giây còn ở bên nhau. Đối xử với người bạn gặp đầy tôn trọng như cách bạn mong muốn được đối xử.

Sống đầy lòng vị tha, luôn mỉm cười thì tâm hồn mình sẽ nhẹ nhõm và cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống này.

Các cách câu cá ao hồ, sông suối


Câu cá ao hồ, sông suối là những điểm câu dễ dàng nhất cho tất cả mọi người. Tại vì ở đâu cũng có ao hồ, sông suối.... Những địa điểm câu gần và phong phú tạo điều kiện cho những ai thích câu cá. Cần câu cũng cực kỳ đơn giản, không có điều kiện thì dùng cần tre, trảy ... và sợi dây cước cộng với phao (có thể dùng xốp, vật dễ nổi ..) và thêm chút chì thế là xong. Còn những ai có điều kiện thì dùng cần máy ...

Cá nước ngọt chủ yếu ăn các sinh vật phù du, mùn hữu cơ, thực vật… là chính. Nguồn thức ăn của cá nước ngọt khá dồi dào, mỗi khi trời mưa, thức ăn trên cạn theo nước chảy xuống hoặc những sinh vật sinh sống trong sông hồ như các loại ấu trùng, tảo, rong, cây cỏ… Do đó, mồi câu cá cũng đơn giản như trùn, dế, châu chấu ...


Quan trọng nhất là tìm những nơi câu không bị ô nhiễm, không bị đánh bắt quá nhiều thì ta có thể câu được rất nhiều cá.
.
Ngoài ra, kinh nghiệm câu cá ao hồ cần chuẩn bị con mồi phù hợp. Tùy vào loại cá muốn câu là chép, trắm cỏ, trê, lóc hay tra, rô phi,... Các bạn nên cân nhắc lựa chọn những món mồi khoái khẩu của từng loại cá. Đối với những giống cá ăn tạp như cá trê, cá tra, bạn có thể chọn những con mồi sống mua ở chợ như cá, tôm sống để câu. Nếu là cá chép hay cá lóc, bạn phải chịu khó thực hiện các công đoạn pha trộn các hỗn hợp mồi thơm ngon để tăng khả năng dẫn dụ con cá.


Ngoài ra, bạn phải chú ý xác định đúng những khúc nước cá tập trung kiếm mồi đông nhất hay thời gian nào là cá trong ao hồ, sông suối nhiều nhất để tăng thu hoạch cho buổi câu.

Các cách câu cá biển

Câu ở bờ biển

Loại cần bạn nên chuẩn bị là cần câu máy, lưỡi câu loại vừa và chì phải  nặng vì nếu không sẽ bị sóng đánh dạt dây vào bờ. Sau khi thao tác xong các công đoạn mắc mồi, mồi câu chủ yếu là tôm sống. Khi quăng dây, bạn phải quăng dây thật xa.
 Bạn phải chọn những vị trí gần bờ có độ sâu nhất, vì đó là nơi cá thường tụ tập kiếm mồi nên khả năng thành công rất cao.

Câu ở các ghềnh đá

Tùy sở thích bạn có thể chọn loại cần phù hợp. nhưng tốt nhất nên chọn cần câu máy, cũng giống như câu cá bờ biển. Loại cần bạn nên chuẩn bị là cần câu máy, lưỡi câu loại vừa và chì phải  nặng vì nếu không sẽ bị sóng đánh dạt dây vào ghềnh đá dễ bị mắc dây và lưỡi vào đá.

Câu ở ghềnh thường dùng mồi là tôm sống là tốt nhất hoặc mực thái nhỏ, hoặc là những con mồi giả như cá, tôm giả.
Thường, các loại cá tập trung tại khu vực này là cá mó, cá hanh, cá dìa, cá hồng, cá mú,...thích hợp cho những món ăn khoái khẩu của dân câu. Nhưng do mức độ nguy hiểm của các ghềnh đá, bạn phải trang bị những dụng cụ bảo hộ an toàn.và tuyệt đối là không ra sát mép đá rất nguy hiểm.
Khi câu quăng dây không cần xa quá như câu cá bờ biển vì cá tập trung chủ yếu ở dưới ghềnh đá.

Câu ở khu vực cầu cảng


Cách câu cá biển ở vị trí này một cách thành công là sử dụng các loại cần câu máy loại tốt, phù hợp với các loại cá lớn như cá bạc má, cá tráp,...nhưng là cá nhỏ bạn nên chủ động sử dụng những chiếc cần thích hợp hơn.
 
Bạn nên chọn những vị trí cá tập trung nhiều tại những vị trí sâu của cảng để câu. Bạn bố trí cần câu mắc sẵn mồi, chọn địa điểm cá tập trung kiếm ăn và thả cần, nhưng phải chọn những vị trí trống trải để quăng dây được dễ dàng, thuận tiện.

Tuesday, May 5, 2015

Các cách câu cá lóc

1. Câu nhắp
Khi câu ở ruộng lúa hay ao hồ, đầu bàu … có lúa hay những vạt cỏ mọc cao và dày ta mới áp dụng cách câu nhắp. câu nhắp là cách đứng tại chỗ rồi rung nhẹ đầu cần câu, sao cho cục mồi cứ nhảy lên nhảy xuống trên mặt nước, giữa các bụi lúa, bụi cỏ cao nhằm đánh lừa con cá lóc, tin chắc đó là con nhái đang nhảy.

Câu nhắp, mặc dù cục mồi nhảy lỏm bỏm liên tục dưới nước, nhưng không làm cho cá lóc sợ hãi, vì nó ẩn mình trong đám cỏ cao, trong lúa nở bụi dày nên nó cảm thấy được an toàn. Và tuy người câu không tài nào nhìn thấy được hình dạng con cá, nhưng có thể đoán được con cá lóc đó lớn đến cỡ nào! Đó là nhờ vào độ rung của ngọn cần câu truyền cảm giác qua cánh tay đang cầm cần. Độ rung đó càng mạnh thì cá càng to. Cá lóc khi đã ăn mồi rất dễ biết, đầu tiên nghe rõ một tiếng “bặp”, đó là tiếng cá táp mồi. Và khi lưỡi câu đã dính mép thì nó hoảng hốt phóng chạy như điên.

2. Câu rê

Khi bãi câu là đám ruộng lớn, hay ở ao hồ, bàu đìa sâu mà mặt nước trống trải, hoặc chỉ là lúa mới cấy, hay chỉ có cỏ mọc thấp và lưa thưa, ta mới dùng cần câu rê cá lóc.


Câu rê là khéo léo rê cục mồi chạy là là trên mặt nước một đoạn dài từ năm mười mét đến vài chục mét, bắt chước cách con nhái bơi qua mặt nước một mạch không ngơi nghỉ vậy. Cứ rê con mồi đi qua, sau đó lại thu mồi về, để tiếp tục rê theo chiều cũ. Nhưng, trước khi câu theo cách này, thường ta phải bỏ công sức ra để dọn một bãi câu.

Do đường câu rê khá dài, khác với cách câu nhắp chỉ nhắp con mồi tại chỗ, nên phải tạo bãi câu trước khi câu. Đó là cách tém dẹp đám cỏ dạt sang hai bên, để ở giữa ruộng hay ao hồ có một “đường nước” trống trải, chiều ngang lý tưởng là trên 2m, và chiều dài là từ bờ này sang tận bờ kia của đám ruộng hay ao hồ đó, lý tưởng là trên 15m.

Do có đường câu rê khá dài và trống trải như vậy, nên khi ta rê lưỡi câu đi qua không gặp một vướng víu nào.

Tạo xong bãi câu, phải chờ một đôi ngày để chờ bùn lắng hết xuống đáy giúp nước trong trẻo trở lại, đồng thời đủ thời gian để bầy cá lóc sống trong ao hồ đó “hoàn hồn lại vía” thì chúng mới dạn dĩ ăn mồi.

Người câu rê đứng ở khoảng giữa bãi câu, tì cái nạng ở gốc cần lên phía trên đầu gối chân mặt, còn tay mặt thì giữ cần câu để nhịp nhàng rê mồi từ đầu luồng đến cuối luồng. Cá lóc, cá bông đang ẩn mình dưới cỏ để rình mồi, chợt thấy có con nhái (mồi) nhởn nhơ nơi giữa dòng nước trống trải, chúng liền phóng theo đớp mồi nghe tiếng “bặp”, thế là đúng lúc giật cần được cá.

Cái khó khăn của cách câu rê là phải biết cách móc mồi vào lưỡi câu. Mồi nhái khi móc vào lưỡi câu phải chừa cái chân chĩa ra ngoài, để khi rê mồi cái chân đó sẽ rẽ nước như cách con nhái bơi thật vậy, nhờ đó cá lóc dù đa nghi cũng bị lầm lẫn. Khi nó phát giác ra thì mọi chuyện đã rồi. Nếu dùng mồi thằn lằn, cũng phải chừa chân lòi ra như vậy.

Điều cần nhớ thứ hai là mồi phải phủ kín lưỡi câu để khi cá lóc vừa đớp mồi không có cảm giác đau đớn, từ đó nó mới yên tâm ngậm trọn con mồi vào miệng. Đến khi nó thấy đau đớn thì lưỡi câu đã dính vào mép rồi.

Điều cần nhớ thứ ba, khi móc mồi xong, phải dùng thân một đoạn cỏ gài giữa mũi lưỡi câu với nơi xỏ sợi cáp để khi nhắp tay rê mồi lưỡi câu không vướng vào cỏ. Đi câu mà để lưỡi câu liên tục vướng vào cỏ thì mỗi lần lội xuống gỡ lưỡi sẽ làm cho cá sợ hãi mà tản mát đi xa.


3. Câu cắm
Với cách câu cắm, ta có thể câu cả ngày lẫn đêm, nhưng kinh nghiệm cho thấy câu đêm trúng đậm hơn câu ban ngày. Vì rằng ban đêm cá lóc có thói quen kiếm ăn gần bờ, và chúng cũng tìm chỗ ngủ sát bờ ruộng, bờ ao. Mặt khác, ban đêm yên tĩnh, cá “chịu” ăn mồi hơn.


Khi chọn được bãi câu, ta cứ men dọc theo bờ ruộng hay bờ ao, hồ mà cắm cần. Trước hết, cần phải cắm sâu vào bờ đất (đất giẻ cứng thì cắm cạn, gặp đất mềm phải cắm sâu) để phòng khi gặp cá lóc to mắc câu sẽ quẫy mạnh “nhổ” cần tha đi mất.

Cắm cần xong mới mắc mồi vào lưỡi. Nếu mồi là nhái còn sống thì móc lưỡi câu vào một đùi của con nhái đó. Còn nếu mồi bằng cá rô, các sặc còn sống thì móc lưỡi câu trên lưng cá mà thôi. Cách móc mồi như vậy là nhằm mục đích để con mồi tự do bơi lội trên mặt nước, giúp cá mau phát hiện mà đến cắn câu.

Nếu là mồi trùn, ta nên móc cục mồi cho to, để mùi tanh của trùn lan toả rộng trong nước giúp cá lóc đánh hơi mà tìm đến.

Đi câu cắm khoảng một đôi giờ phải đi giáp vòng một tua để thăm cần một lần. Cũng khởi đầu từ điểm xuất phát. Đến thăm cây cần đầu tiên, ta nhẹ nhàng nhấc nhợ câu lên quan sát: nếu cá mắc câu thì gỡ ra bỏ giỏ, sau đó móc lại mồi mới. Nếu cá không dính mà đã mất mồi thì móc lại mồi khác. Trong trường hợp cá đã nghiến mất lưỡi câu thì tóm lại lưỡi mới. Cũng gặp trường hợp mất luôn cần thì biết chắc chắn là cá đã nhổ cần mà lôi đi, thì nên rọi đèn thăm dò xem cần có vướng vào đám rong cỏ nào gần đó không. Nếu tìm không ra thì cắm vào đó một cần mới. Kiểm soát xong cần thứ nhất, ta lại đến thăm cần thứ hai, thứ ba …

Những địa điểm du lịch tại Hà Nội



Hồ Hoàn Kiếm

Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.


Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh trong. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là hồ Gươm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Đền Ngọc Sơn
Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.
Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.

Tháp Hòa Phong
Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng.

Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí rất tráng lệ. Ngoài chùa là hồ sen.

Chùa Một Cột
Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh.


 Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên Hoa đài" (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.

Thành cổ Hà Nội
Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.
Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.

Cột Cờ
Cột cờ là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn.
Cột cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Hồ Trúc Bạch
Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.


Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long (phố Châu Long), tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.

Hồ Trúc Bạch cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một tổng thể thiên nhiên hài hoà, làm thành một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.

Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.



Nhà sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.

Nhà Hát Lớn
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền.
Nhà hát lớn Hà Nội là công trình văn hoá vào bậc nhất nước ta được xây dựng vào năm 1902 và khánh thành năm 1911.

Khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Khu phố cổ Hà Nội thường được gọi là khu 36 phố phường nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, có diện tích là 100 ha, được giới hạn phía bắc là đường Hàng Đậu, phía nam là các đường phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải, phía tây là đường Phùng Hưng.

Ô Quan Chưởng
Nối từ đường Trần Nhật Duật đến cửa ô Quan Chưởng, thông ra phố Hàng Chiếu. Cửa ô này mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long xưa. 
Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

Hồ Tây
Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, có diện tích rộng hơn 500 ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km.
 Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ.

Đền Kim Liên
Đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn), nay thuộc phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, là một trong “Thăng Long tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với truyền thuyết về vị thần Cao Sơn mà còn về lối kiến trúc xưa, mang đậm bản sắc dân tộc.
Đền Kim Liên là một trấn ở phía nam thành Thăng Long, cùng với đền Quán Thánh trấn phía bắc (còn gọi là Trấn Vũ), đền Bạch Mã ở phía đông, đền Voi Phục phía tây (còn gọi là Thủ Lệ, Linh Lang) họp thành Thăng Long tứ trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ.Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình thờ thần Cao Sơn.

Đền Voi Phục
Đền Voi phục nằm ở 261, Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp hai con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền là một trong "Thăng Long tứ trấn", được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ bảy (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền Linh Lang là con trai thứ tư của ông.

Đền Quán Thánh
Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây. Đền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010). Vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh.

Đền hiện nay có sáu bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách thời Nguyễn.

Đền Bạch Mã
Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Theo một bộ sách soạn ở thế kỷ XIV thì chính thần Bạch Mã đã cảnh cáo Cao Biền, một viên quan Trung Quốc, sang cai trị, khoảng thời gian từ năm 866 đến năm 875, khiến y sợ hãi phải lập đền thờ. Một truyền thuyết khác kể thêm: khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, ông tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại đền và vụt biến. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Vua bèn phong thần Long Đỗ làm thành hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó thần có thêm tên là Bạch Mã.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 Nằm trên Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.



Monday, May 4, 2015

Những địa điểm du lịch tại Huế


Đại Nội
Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi du lịch Huế. Sau hơn 100 năm, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.


Nghe ca trù trên sông Hương
 Dòng sông Hương thơ mộng cũng là niềm tự hào của du lịch Huế. Buối tối, khi trời mát mẻ, bạn có thể mua vé, tầm 50K, để lên thuyền nhìn ngắm kinh thành cổ trong đêm và nghe những giai điệu mang bạn quay về quá khứ hàng trăm năm trước.

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế 
 Nằm trong Điện Long An, ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống cung điện triều Nguyễn, là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ dùng cổ, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa đời nhà Nguyễn. Kiến trúc được giữ theo lối cung đình đẹp mắt.

Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô H12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp. Huế 10km. Lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng công phu, lộng lẫy hơn; kết hợp tinh xảo hai nền kiến trúc, văn hoá Đông - Tây.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản thuộc làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi Ngọc Trản xưa được đặt tên là Ngọc Trản sơn (núi Chén Ngọc) do trên đỉnh có một chỗ trũng xuống, đường kính vài mét, nước mưa thường đọng lại, trông giống cái chén đựng nước trong. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, gắn liền với truyền thuyết vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc xuống dòng sông Hương và một con rùa nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.

Chùa Thiên Mụ
 Được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ. Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo sông Hương, vô cùng lãng mạn.

Đồi Vọng Cảnh
Nằm cách thành phố khoảng 7 km. Từ Đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn và dòng sông Hương chảy ngang thành phố.

Núi Ngự Bình
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của tạo hoá tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của du lịch Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên núi có thể phóng tầm nhìn ra khắp các địa danh nổi tiếng và cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh.
Quán ăn

Các quán ăn vặt độc đáo:
Chè Hẻm: nổi tiếng với món .. chè thịt quay lạ lẫm.
Ya-ua Nguyễn Du
Sữa đậu nành trứng gà đối diện chợ Đông Ba
Bún giấm nuốc trên đường Chi Lăng, gần đầu cầu Gia Hội

 Đặc sản Huế 
Cơm hến
 Bán rất nhiều ở các quán và gánh hàng rong khắp Huế. Gía rất rẻ và ăn khá lạ miệng.
Vả Huế
Món ăn dân dã của Huế. Cây Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi, có thề làm món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm…, vả trộn xúc ăn với bánh tráng, vải kho chung với thịt heo, thịt bò, cá rô, cá nục, cá ngừ…
 Bún bò Huế 
Món ăn quen thuộc nhưng sẽ cảm nhận thật khác khi ăn ở “gốc” Huế. Những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng. Các quán bún bò có mặt ở khắp các con đường ở Huế.
 Bánh bèo xứ Huế
Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ. Ngoài cách gánh hàng rong quen thuộc, ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…
 Bánh lọc “Mụ Đỏ”
Ở Huế có nhiều quán bánh bèo, nậm lọc nhưng không ai là không biết đến quán bánh lọc bà Đỏ. Dân Huế thường gọi quán bánh bèo, nậm, lọc Bà Đỏ là quán bánh lọc Mụ Đỏ. Ngoài các loại bánh như bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, ở đây còn có món bánh lá chả tôm rất ngon. Địa chỉ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bánh khoái  
Đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống.

Sunday, May 3, 2015

Những điểm du lịch tại Đà Nẵng


Bãi Biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê nằm trong dải các bãi biển được tạp chí Forbes bình chọn là bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bãi tắm có chiều dài khoảng chừng 900m, là một trong số các bãi tắm nhộn nhịp nhất của Đà Nẵng. Với vị trí thuận lợi ở gần trung tâm thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp với đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi.


Nằm ven bãi tắm, có hàng chục hàng quán với đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư…, giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng du khách.


Bán Đảo Sơn Trà 
Bán đảo Sơn Trà thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Du Lịch Đà Nẵng , cách trung tâm thành phố 13km. Bán đảo Sơn Trà có các bãi biển đẹp gần như còn nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng mịn, sạch và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.



Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía nam bán đảo). Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ. Dưới các bãi biển này là các rặng san hô lớn và tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch lặn. Hiện nay, thành phố đang đầu tư tại đây khu du lịch Bãi Bụt với những ngôi nhà nghỉ trên sườn núi, ven biển; các loại hình du lịch lặn, và trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm hải dương học đồng thời phát triển thành một khu du lịch lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.


Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam.

Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.

Chùa Linh Ứng 

Chùa linh ứng tự Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú,chùa Linh Ứng-Bãi Bụt trên bán đảo Sơn Trà vừa được khánh thành không những được xem là một công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà còn là nơi hội tụ của linh khí đất trời và lòng người.

Chùa Linh Ứng-Bãi Bụt tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Đông bao la, xa xa bên tả là đảo Cù lao Chàm án ngự, phía hữu là ngọn Hải Vân ngăn che với dòng Hàn giang hiền hòa thơ mộng. Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, bằng lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian.
Có thể nói, chùa Linh Ứng-Bãi Bụt được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của thành phố - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này, ngôi chùa đã trở thành nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, đồng thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lịch Đà Nẵng hướng tâm linh hấp dẫn, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người.

Khu Du Lịch Bà Nà - Núi Chúa

Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa thuộc địa phận huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía tây. Nằm ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình thành phố Đà Nẵng, vịnh Vũng Thùng với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn uốn quanh những cánh đồng trù phú, Cù Lao Chàm giữa nhấp nhô sóng biếc...Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc hiếm nơi nào có được.

Để lên được đỉnh Bà Nà, du khách phải vượt qua 15km đường quanh co, uốn lượn. Địa hình nơi đây bằng phẳng như một cao nguyên thu nhỏ. Du khách đến du lịch Bà Nà không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Vào những ngày trời quang mây tạnh, du khách có thể thu gọn trong tầm mắt cả một vùng không gian rộng lớn

Thành Điện Hải 

Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Lối Vào Cửa Đông Thành

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860.Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn.
Súng Thần Công Thành Điện Hải

Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch. Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Đình Làng Đại Nam 

Đình làng Nại Nam được xây dựng năm 1905 từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng. Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay đình làng Nại Nam thuộc khu vực Cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng (đường 2/9).
Vào thời gian năm 1946, đình Nại Nam nằm trong làng Hòa Bình (thuộc phạm vi xã Nại Nam). Làng Hoà Bình lúc bấy giờ là nơi cư trú của bà con có quê ở Hoá Sơn và Khuê Trung. Đến năm 1949, làng Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng và được đổi tên thành khu Nam trực thuộc thành phố Đà Nẵng (tách khỏi huyện Hoà Vang). Khu Nam gồm có làng Nại Nam, Hòa Bình, Khuê Trung và một phần của xã Liên Trì.

Đìng Làng Nại Nam Đà Nẵng

Hiện nay, Trường Tiểu học Lý Công Uẩn, Đà Nẵng nhận chăm sóc di tích lịch sử Đình làng Nại Nam. Trường đã tổ chức các hoạt động “Hành trình về cội nguồn” trong những dịp Lễ, tổ chức cho học sinh dâng hương tại đình, chăm sóc cây cối và vệ sinh đình….

Bảo Tàng Nghệ Thuật Chăm Pa

Bảo tàng nghệ thuật Chăm Pa nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng, Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa, thu hút nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng đến thăm quan.
Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ðấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc. Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15 theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".