Pages

Powered by Blogger.

Wednesday, April 29, 2015

Những điểm du lịch của Quảng Ngãi

Khu Chứng tích Sơn Mỹ
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi


Cụm di tích vụ thảm sát ở Sơn Mỹ có 8 điểm thuộc hai thôn Tư Cung và Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, cách TP.Quảng Ngãi 12 km về hướng Đông, di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định
Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định là Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi.

Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1820, người làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Năm 24 tuổi, ông theo cha vào Nam lập nghiệp. Năm 1859, khi quân Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công. Năm 1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái, tiếp tục cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.
Năm 1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân tại “Đám Lá Tối Trời”, nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng. Năm ấy ông tròn 44 tuổi.

 Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cách TP.Quảng Ngãi 25 km về phía nam. Đây là nơi sinh ra và lớn lên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Khu lưu niệm này còn lưu giữ nhiều kỷ vật của gia đình Thủ tướng Phạm Văn Đồng như án thờ, tràng kỷ, án thư, phản… và những vật dụng lưu niệm khác; đồng thời tại đây cũng trưng bày một số hình ảnh thể hiện tình cảm của Ông với quê hương Mộ Đức - Quảng Ngãi, cũng như tình cảm của nhân dân Quảng Ngãi đối với Ông.

Núi Thiên Ấn - Chùa Thiên Ấn - Mộ Huỳnh Thúc Kháng
Bộ Văn hóa đã xếp hạng Thiên Ấn là một thắng cảnh của đất nước, bao gồm phần mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Núi và ngôi chùa cổ.
Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉ cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhìn phía nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km về hướng đông, nay thuộc phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi. Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích cửa tam quan rêu phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn chùa có 7 "viên mộ" của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chuông thần.

 Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã gắn bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh.

Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn, tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la...

Thạch Ky Điếu Tẩu

Thạch Ky Điếu Tẩu được gọi dân dã là Ông câu trên ghềnh đá, đây là một vùng non nước hữu tình ở bờ nam cửa biển Sa Kỳ, thuộc thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, cách TP.Quảng Ngãi 16km, về phía đông bắc.

Là một trong 12 cảnh đẹp ở Quảng Ngãi, Thạch Ky Điếu Tẩu gồm hai quả núi đá tọa lạc trên cửa biển Sa Kỳ. Có lẽ sự hào phóng của thiên nhiên đã ban tặng cho vùng cửa biển Sa Kỳ vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ, với vẻ trầm tĩnh của đá hòa hợp với nhịp đập của sóng cùng với rừng dương liễu xanh và nắng vàng cát trắng đã tạo thành một bức tranh khá sinh động, hiền hòa giữa bộn bề cuộc sống.

Biển Mỹ Khê
Biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thành phố Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã  Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.​
Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, với nhiều đặc sản biển phong phú

Sa Hùynh
Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách TP.Quảng Ngãi 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ “ Hoàng” trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ.

Bến cá Sa Huỳnh Bãi biển Sa Huỳnh chạy dài đến năm, sáu km, cong cong hình lưỡi liềm. Đáy biển thoai thoải, không có bãi đá ngầm, có thể là những bãi tắm lý tưởng đối với du khách đến đây nghỉ hè, vui chơi và tắm biển. Ngoài ra, Sa Huỳnh còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ… thu hút du khách vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết.

Đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Đảo Lý Sơn là một điểm du lịch nhân văn và nghỉ dưỡng đang hấp dẫn du khách với một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la, xanh ngắt. Trên đỉnh ngọn núi làm những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng hành tỏi xanh tươi bốn mùa.

Thác Trắng
Thác Trắng nằm ở giữa huyện Minh Long. Từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đi bộ chừng 40 phút là đến thác Trắng. Xung quanh thác Trắng là một vùng đồi núi rộng lớn chập chùng, ngút ngàn một màu xanh cây lá, thật thơ mộng, trong lành và yên tĩnh. Từ độ cao hơn 40m, dòng nước bạc tuôn trào như suối tóc của nàng tiên buông xõa theo ghềnh đá.

Đến Minh Long giữa những ngày tháng 6 âm lịch, là thời gian cao điểm của nắng nóng, nhưng bên thác Trắng chúng ta như ngỡ mình đang ở giữa những ngày mùa đông. Nơi đây còn có hai hồ nước tự nhiên gần kề nhau dưới chân thác, mỗi hồ khoảng trên 100 m³, nước xanh biêng biếc.

Biển Khe Hai
Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, nằm cách QL1A (đoạn ngã ba Dốc Sỏi – Dung Quất) khoảng chừng 3 km về phía đông. Vào ngày hè, có đông đảo du khách của Quảng Nam và Quảng Ngãi đến đây tắm biển nghỉ ngơi.

Khe Hai có một bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông.Món ăn đặc sản là món nhông nướng và nấu cháo
Từ bãi biển Khe Hai theo đường cao tốc đến cảng biển nước sâu Dung Quất. Nhà máy Lọc dầu số 1 và TP.Vạn Tường từ 5 – 7 km.

Quán ăn

- Quán cơm gà Nhung 2, đường Phan Đình Phùng
- Ăn ốc đường Nguyễn Nghiêm - Nguyễn Du ( Quán Ốc Cây Me)
- Bò hít : góc ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Đình Phùng
- Bánh bèo tôm chấy  đối diện trường Nguyễn Nghiêm
- Quán Lẩu Bò Ông bảy đường Nguyễn Tự Tân vừa rẻ vừa ngon
- Ram Thịt Nướng dọc đường Phan Đình Phùng nối dài
-  Bánh bèo xác mỡ,  quán nằm trong con hẻm đối diện Vietcombank Quảng Ngãi
- Don ở quán ngay góc ngã ba Trần Hưng Đạo - Quang Trung, gần trường Trần Quốc Tuấn.
- Quán chè Bà Song trên đường Trần Hưng Đạo
 - Bờ Kè Sông Trà Khúc là một địa điểm nhận bình dân. Vào mùa hè trời nóng bức nếu chúng ta ra ngoài Bờ Kè nhậu thật lý thú vì không khí thật mát mẻ với những cơn gió thổi qua. Ở Bờ Kè có những món ăn đậm chất Bình Dân như Ốc Sà Cừ Lý Sơn sào xã ớt, Chân gà hấp hành, ram bắp, ếch xào sả ớt, cút nướng...
- Quán Dê ở đường Nguyễn Nghiêm vào trong hẻm

No comments:

Post a Comment